Giải thích về gốc rễ của mối liên hệ chặt chẽ trên, Thierry Tessier, nhà sử học nghệ thuật và chuyên gia thời trang những năm 1850-1950 cho rằng, bản chất của thời trang là phải bắt kịp toàn bộ xu hướng, bất kể từ đường phố, âm nhạc, điện ảnh hay nghệ thuật.
Trong đó, văn học, đặc biệt là những cuốn sách và tập thơ huyền thoại, luôn dễ dàng khơi dậy sự sáng tạo của các giám đốc nghệ thuật.
Các tác phẩm văn học, nhất là những chủ đề đã quá đỗi quen thuộc như Cuộc chiến thành Troy, Chuyện tình Hoa hồng hay Tiểu sử Marie Antoinette…, vốn đóng vai trò như cầu nối giao tiếp trong bộ sưu tập của các nhà mốt hàng đầu, giúp họ tiếp cận lượng đối tượng rộng nhất. Bởi vậy, rất hiếm khi các thương hiệu lấy cảm hứng từ những tác giả xa lạ và không rõ tên tuổi.
Mỗi bộ sưu tập cần có khả năng thu hút đa dạng đối tượng khán giả, từ “người qua đường”, người có hứng thú, đam mê với lĩnh vực cho đến các chuyên gia, nhà bình.
Đó là lý do tại sao các giám đốc nghệ thuật lựa chọn thiết kế sàn diễn lấy cảm hứng từ các nhân vật văn học, với mong muốn truyền tải hiệu quả thông điệp, dụng ý của nhà mốt.
Orlando và Bữa sáng ở Tiffany’s là những tác phẩm có sức ảnh hưởng lớn đến thời trang thế giới. |
No comments:
Post a Comment